Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

A/B Testing là gì? Tất tần tật về A/B Testing.

Tất tần tật về A/B Testing. Cách thực hiện A/B Testing hiệu quả!

A/B Testing đã trở thành một công cụ quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Các Marketer có cơ hội kiểm tra các yếu tố khác nhau và đánh giá hiệu quả của chúng trước khi triển khai quảng cáo toàn diện.

Tuy nhiên, việc thực hiện thử nghiệm đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên nhẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách thực hiện A/B Testing để cải thiện các chiến lược tiếp thị, cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện thử nghiệm này để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy.

1. A/B Testing là gì?

A/B Testing hay Split Testing là một phương pháp nghiên cứu trải nghiệm người dùng phổ biến để so sánh hiệu quả giữa hai phiên bản khác nhau của một website, một ứng dụng di động hoặc một chiến dịch quảng cáo. Hai phiên bản này được gọi là phiên bản A (phiên bản “kiểm soát”) và phiên bản B (phiên bản “thách thức”). Chúng được hiển thị cho các nhóm người dùng khác nhau nhằm xác định phiên bản nào hiệu quả hơn trong việc đạt được mục tiêu cụ thể. Mục tiêu này có thể là tăng tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập trang, giảm tỷ lệ thoát khỏi trang,…

Phiên bản A và phiên bản B

Thử nghiệm phiên bản A và B của website

Giả sử bạn là chủ một kênh bán hàng trực tuyến và bạn muốn tối ưu hóa yếu tố website để tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate). Bạn quyết định thực hiện một A/B test trên nút kêu gọi hành động”Mua Ngay” để xem liệu việc thay đổi màu sắc của nút có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hay không.

  • Phiên bản A: Nút “Mua Ngay” có màu đỏ.
  • Phiên bản B: Nút “Mua Ngay” có màu xanh lam.

Sau một khoảng thời gian thử nghiệm đủ lâu, bạn phân tích kết quả và nhận thấy rằng phiên bản A cho lượt chuyển đổi cao hơn. Dựa trên kết quả này, bạn có thể quyết định nên áp dụng màu sắc của phiên bản A cho toàn bộ website của mình vì nó đã chứng minh được hiệu quả trong A/B Testing.

2. Tại sao chúng ta sử dụng A/B Testing?

A/B Testing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Lựa chọn thiết kế tối ưu: Dựa trên dữ liệu thực tế, doanh nghiệp có thể xác định phiên bản website, ứng dụng hoặc email thu hút người dùng và thúc đẩy hành động hiệu quả hơn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: A/B Testing cho phép thử nghiệm các yếu tố khác nhau như tiêu đề, nút kêu gọi hành động, hình ảnh, nội dung,… để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi người dùng thành khách hàng.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: A/B Testing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của người dùng. Từ đó điều chỉnh thiết kế và nội dung để mang đến trải nghiệm tốt nhất, tăng sự hài lòng và gắn kết với khách hàng.
  • Giảm thiểu rủi ro: Thay vì áp dụng những thay đổi mang tính phỏng đoán, thử nghiệm cung cấp cơ sở dữ liệu thực tế để doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, giảm thiểu rủi ro mắc sai lầm và tối ưu hóa chi phí.

3. Quá trình triển khai A/B Testing như thế nào?

3.1. Trước khi thực hiện A/B Testing

Dưới đây là chi tiết các bước để bắt đầu thực hiện A/B Testing: 

  • Thu thập dữ liệu và nắm chắc các điều kiện hiện tại của website hoặc ứng dụng của mình để có cái nhìn rõ nét và chi tiết nhất, từ đó xác định được các yếu tố có thể bắt đầu tối ưu hóa. 
  • Xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được, chẳng hạn như tối ưu số lượng click vào nút hoặc liên kết.
  • Thu thập dữ liệu để xác định các khu vực có lưu lượng truy cập cao trên website hoặc ứng dụng. Tìm các trang có tỷ lệ chuyển đổi thấp hoặc tỷ lệ rơi cao mà bạn có thể cải thiện.
  • Chọn một yếu tố mà bạn muốn thử nghiệm thay đổi. Ví dụ, có thể là tiêu đề trang, hình ảnh sản phẩm, hoặc màu sắc của nút kêu gọi hành động. 
  • Xác định đối tượng mục tiêu của bạn, tức là nhóm người dùng mà bạn muốn thử nghiệm A/B Testing. 
  • Thiết kế hai phiên bản A và B của website, ứng dụng hoặc email, đảm bảo chỉ thay đổi yếu tố đang được test và giữ nguyên các yếu tố khác. 

3.2. Trong quá trình A/B Testing

Hãy bắt đầu thử nghiệm của bạn và chờ người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng. Trong quá trình test, bạn cần chú ý theo dõi và thu thập dữ liệu từ cả hai phiên bản A và B. Đảm bảo rằng bạn đang thu thập đủ dữ liệu để có thể đánh giá hiệu quả của từng biến thể. Nếu cần, hãy tiến hành điều chỉnh và tối ưu hóa thử nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất. Liên tục theo dõi các số liệu và phản hồi từ người dùng sẽ giúp bạn xác định phiên bản nào hoạt động hiệu quả hơn.  

3.3. Sau quá trình A/B Testing

Sau khi hoàn thành quá trình A/B Testing, bạn cần phân tích kết quả thu được từ cả hai phiên bản A và B. So sánh các số liệu quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang, thời gian ở lại trang, và bất kỳ chỉ số KPI nào khác mà bạn đã đặt ra từ trước. Dựa trên những kết quả này, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng về việc triển khai những thay đổi nào trên website hoặc ứng dụng của mình.

Nếu thử nghiệm đã chỉ ra rằng phiên bản B mang lại kết quả tốt hơn, bạn nên áp dụng những cải tiến đó vào toàn bộ website hoặc ứng dụng. Ngược lại, nếu phiên bản A hoạt động tốt hơn, có thể bạn sẽ cần xem xét lại chiến lược thay đổi của mình. Cuối cùng, lưu trữ và phân tích dữ liệu thử nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về hành vi người dùng và hiệu quả của các thay đổi. Điều này cũng sẽ là cơ sở cho các thử nghiệm A/B trong tương lai, giúp bạn liên tục cải thiện và tối ưu hóa hoặc ứng dụng của mình.

4. Lợi ích của A/B Testing

4.1. Gia tăng lượt truy cập website

Khi bạn thực hiện các thử nghiệm để tìm ra thiết kế, nội dung hoặc tính năng hiệu quả nhất, bạn sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng, khiến họ muốn quay lại và dành nhiều thời gian hơn trên trang của bạn. Nhờ phân tích và áp dụng những thay đổi hiệu quả, bạn có thể thu hút và giữ chân người dùng, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tương tác. Ngoài ra, một website được tối ưu hóa sẽ khuyến khích người dùng chia sẻ nhiều hơn. Việc này góp phần tăng lưu lượng truy cập tự nhiên thông qua các kênh truyền thông xã hội và giới thiệu.

4.2. Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Các thử nghiệm A/B có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu tiên của khách hàng và làm thế nào để tối ưu hóa website của mình để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Qua các thử nghiệm và so sánh các biến thể của tiêu đề, nút gọi hành động, nội dung cũng như yếu tố khác trên trang, bạn có thể tìm ra các cải tiến nhằm kích thích người dùng thực hiện hành động mong muốn. Kết quả của việc áp dụng các cải tiến này có thể là một tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, tăng doanh số bán hàng và cải thiện hiệu suất quảng cáo của bạn.

4.3. Giảm tỷ lệ thoát khỏi trang

A/B Testing là phương pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) trên website của bạn. Bằng cách thử nghiệm các phiên bản khác nhau, bạn có thể xác định và cải thiện các yếu tố gây ra tỷ lệ thoát trang cao. Để đạt được kết quả tối ưu, bạn cần lựa chọn các yếu tố thử nghiệm phù hợp và đảm bảo mẫu thử nghiệm đủ lớn và đại diện. Điều này giúp đảm bảo kết quả đáng tin cậy và có thể áp dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website của bạn.

4.4. Giảm tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng

Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng là vấn đề nhức nhối cho các doanh nghiệp thương mại điện tử vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Với A/B Testing, bạn có thể kiểm tra các yếu tố như giao diện thanh toán, phương thức thanh toán, chi phí vận chuyển, và các thông tin yêu cầu khác. Nhờ vậy, bạn có thể xác định nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ quá trình mua hàng. Sau khi so sánh hiệu quả của các biến thể, bạn có thể xác định những thay đổi cụ thể nào có thể giúp giảm tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng và tăng tỷ lệ hoàn thành thanh toán.

5. Cách thực hiện A/B Testing

A/B Testing là quy trình khoa học và hệ thống, được thực hiện theo các bước cụ thể để đảm bảo kết quả đáng tin cậy và có ý nghĩa. Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện một cuộc thử nghiệm A/B:

5.1. Thu thập dữ liệu 

Trước khi bắt đầu A/B Testing, hãy thu thập dữ liệu về hiệu suất hiện tại của website hoặc ứng dụng của bạn để có cái nhìn rõ ràng về điểm khởi đầu. Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để thu thập thông tin về lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, và các chỉ số khác. Việc nầy giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình A/B Testing và đưa ra những quyết định chính xác hơn trong việc cải thiện website hoặc ứng dụng của mình.

5.2. Chọn một biến để test

Bạn có thể chọn test nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nên bắt đầu với những biến có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của người dùng và thử nghiệm từng yếu tố một. Một số ví dụ về biến thường được test bao gồm:

  • Tiêu đề trang
  • Lời kêu gọi hành động
  • Hình ảnh
  • Mẫu thiết kế

Bạn cần đảm bảo rằng hai phiên bản này là giống hệt nhau ở mọi khía cạnh ngoại trừ khía cạnh mà bạn muốn kiểm tra.

5.3. Tạo ý tưởng và giả thuyết

Sau khi chọn biến để kiểm tra, hãy tạo ra các ý tưởng về cách thay đổi biến đó. Mỗi ý tưởng nên đi kèm với một giả thuyết cụ thể về tác động của nó đối với hành vi của người dùng. Ví dụ:

  • Giả thuyết: Thay đổi màu sắc của nút CTA từ xanh sang đỏ sẽ làm tăng tỷ lệ nhấp chuột lên 10%.
  • Giả thuyết: Sử dụng hình ảnh người thật thay vì hình ảnh sản phẩm sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 5%.

5.4. Tạo các biến thể 

Bước tiếp theo trong quá trình A/B Testing là tạo ra các biến thể để so sánh:

  • Phiên bản A hay phiên bản “kiểm soát” là phiên bản hiện tại của website hoặc ứng dụng di động mà bạn đang thử nghiệm. Phiên bản này không được thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm. Phiên bản “kiểm soát” đóng vai trò là điểm tham chiếu để so sánh hiệu quả của các biến thể khác.
  • Phiên bản B hay phiên bản “thách thức” là phiên bản mới mà bạn sẽ so sánh với phiên bản “kiểm soát”. Phiên bản này chỉ thay đổi yếu tố mục tiêu và đảm bảo giữ nguyên các thành phần còn lại.

5.5. Chạy thử nghiệm

Khi đã hoàn tất các bước trên, Marketer đã sẵn sàng để tiến hành A/B Testing. Tương tác của người dùng với từng phiên bản sẽ được đo lường, thống kê và so sánh. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn để thu thập đủ lượng dữ liệu đáng tin cậy để tiến hành phân tích thống kê.

5.6. Đánh giá và phân tích kết quả

Sau khi thu thập đủ dữ liệu, bạn cần đánh giá và phân tích kết quả của A/B Testing. Kết quả phân tích sẽ là chìa khóa để Marketer đưa ra kết luận về tính hiệu quả của các thay đổi được thử nghiệm. Nếu phiên bản “thách thức” vượt trội so với phiên bản “kiểm soát”, bạn có thể tự tin áp dụng phiên bản này thay thế. 

6. Một số ứng dụng của A/B Testing

6.1. Cho website

A/B Testing trên website

Ứng dụng A/B Testing trên website

Đối với website, A/B Testing được sử dụng để thử nghiệm và tối ưu hóa các phần tử trên trang chủ, trang sản phẩm và trang thanh toán, nhằm tăng thời gian ở lại website và giảm tỷ lệ rời bỏ. Thời gian trung bình mà người dùng ở lại trên trang là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Chỉ số này tăng cho thấy người dùng quan tâm và hứng thú với nội dung của bạn. Điều này đồng nghĩa người dùng có khả năng cao sẽ thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, đăng ký thông tin hoặc tương tác với website.

6.2. Cho quảng cáo và bán hàng

A/B Testing không chỉ giới hạn trong website mà còn có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong các chiến dịch quảng cáo, việc thử nghiệm các yếu tố khác nhau có thể cung cấp thông tin quý giá về cách mà khách hàng phản ứng với các quảng cáo. Các Marketer có thể xác định được phong cách và nội dung nào gây ra ấn tượng mạnh nhất và dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Điều này giúp tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và đảm bảo rằng mỗi đồng tiền được chi tiêu đều mang lại lợi ích.

Toi-uu-qua-trinh-mua-sam

Tối ưu quá trình mua sắm

6.3. Cho ứng dụng di động

2-phien-ban-cua-ung-dung-di-dong

2 phiên bản của ứng dụng di động

Ứng dụng di động có thể ứng dụng thử nghiệm A/B với các thiết kế, bố cục và chức năng của ứng dụng di động để xác định cách thức tối ưu nhất giúp người dùng dễ dàng sử dụng và hoàn thành mục tiêu của họ. Ví dụ: bạn có thể thử nghiệm hai phiên bản bố cục màn hình chính khác nhau để xem bố cục nào giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.

6.4. Cho Email Marketing

Đối với Email Marketing, bạn có thể thay đổi tiêu đề để đánh giá xem tiêu đề nào có tỷ lệ mở email cao hơn. Bạn cũng có thể thử nghiệm các cách trình bày nội dung email khác nhau, bao gồm bố cục, hình ảnh, phông chữ và CTA. 

Ung-dung-vao-Email-Marketing

Ứng dụng vào Email Marketing

7. Một số lưu ý khi triển khai A/B Testing

Khi triển khai A/B Testing, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên cân nhắc:

  • Sử dụng một kích thước mẫu đủ lớn: Đảm bảo rằng mẫu của bạn đủ lớn để có độ tin cậy cao cho kết quả thử nghiệm. Một kích thước mẫu nhỏ có thể dẫn đến kết quả không đáng tin cậy.
  • Tập trung vào một biến mỗi lần: Để dễ dàng xác định yếu tố nào đang ảnh hưởng đến kết quả, hãy chỉ thử nghiệm một biến duy nhất mỗi lần. Điều này giúp loại bỏ sự nhiễu từ các yếu tố khác và tập trung vào ảnh hưởng của biến đang được thử nghiệm.
  • Thực hiện thử nghiệm trong khoảng thời gian đủ dài: Đảm bảo rằng bạn thực hiện thử nghiệm trong một khoảng thời gian đủ lâu để thu thập đủ dữ liệu. Thời gian thử nghiệm quá ngắn có thể dẫn đến kết quả không đáng tin cậy.
  • Kiểm tra ý nghĩa thống kê của dữ liệu: Đảm bảo rằng bạn kiểm tra tính ý nghĩa thống kê của dữ liệu thu thập được và theo dõi các số liệu một cách chính xác để đưa ra quyết định.
  • Kiên nhẫn và kiên trì: Kết quả có thể không luôn như bạn mong đợi ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên, có thể cần điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nguyễn Triệu Phước Sang Demo
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart