Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

vczxvzxcv

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu đêm nhiều ở nữ giới là một dấu hiệu phổ biến của rối loạn đường tiểu, thường do tác động của nội tiết tố hoặc các bệnh lý gây ra. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh kiểm soát và có phương án điều trị dứt điểm tình trạng trên. Đồng thời, người bệnh sẽ có thể hạn chế bị tái đi tái lại triệu chứng tiểu nhiều về đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe.

 

Bài viết dưới đây là một số chia sẻ của Dược Bình Đông liên quan đến chứng tiểu đêm nhiều ở nữ giới. Hy vọng, những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người phụ nữ thân yêu, cùng tham khảo ngay nhé!

1. Đôi nét về tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới

1.1. Giới thiệu về tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới

Tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới thường xuất hiện khi có sự thay đổi về hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, ở thời kỳ mãn kinh, do vấn đề tuổi tác, các bệnh lý phụ khoa hay các bệnh lý khác liên quan. Thông thường, một người trưởng thành có thể đi tiểu từ 6 – 8 lần một ngày. Nếu số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn 8 lần sẽ được gọi là tiểu nhiều lần.

 

Tiểu đêm là tình trạng khi người bệnh phải thức dậy để đi tiểu trong đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Khi mắc chứng tiểu đêm, người bệnh sẽ thức giấc để đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm. Tần suất đi tiểu đêm thậm chí có thể từ 5 – 7 lần trong một đêm.

Tìm hiểu về chứng tiểu đêm nhiều ở nữ giới

1.2. Triệu chứng nhận biết tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới

Ngoài việc tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm, bạn có thể nhận biết tình trạng tiểu nhiều và tiểu đêm ở nữ giới thông qua một số triệu chứng kèm theo như tiểu không tự chủ vào ban đêm; có cảm giác đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són; nóng niệu đạo, bàng quang thường xuyên có cảm giác căng tức; lượng nước tiểu bài tiết trong mỗi lần đi rất ít, có cảm giác tiểu không hết; màu nước tiểu bất thường. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: đau lưng; mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân lạnh;…

1.3. Tiểu đêm nhiều ở nữ giới có nguy hiểm không? Khi nào đi gặp bác sĩ

Nếu gặp tình trạng tiểu nhiều ở nữ giới, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám kịp thời, vì tình trạng này cảnh bảo các bệnh lý nguy hiểm về thận, bàng quang,… Đặc biệt, việc tiểu đêm nhiều ở nữ giới sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn dung nạp Glucose và rối loạn hô hấp khi ngủ. 

Vì thế, bạn nên ghé các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa Tiết niệu để gặp bác sĩ và được thăm khám kịp thời. Các dấu hiệu bạn cần lưu ý gồm:

  • Tiểu đêm nhiều ở nữ giới kéo dài gây mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Cảm giác không thoải mái sau khi đi tiểu, khó tiểu dù có nhu cầu, và tiểu không kiểm soát.
  • Căng tức vùng bụng dưới.
  • Nước tiểu có máu, đục hoặc có màu sắc không bình thường.
  • Đau lưng hoặc đau ở một bên.
  • Kèm theo các biểu hiện khác như sút cân, sốt, ớn lạnh, tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát nước, buồn nôn hoặc nôn mửa,…

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới 

Chứng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới gây ảnh hưởng đáng kể đến những hoạt động thường ngày và tạo ra xáo trộn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, dẫn đến suy giảm trầm trọng cả về tinh thần cũng như thể chất. Hiện tượng này này đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do:

2.1. Thay đổi nội tiết

Hai nội tiết tố nữ chính gồm Estrogen và Progesterone. Estrogen đóng vai trò quan trọng tác động đến khả năng sinh sản của nữ giới, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan, mô, cơ xương và đường tiết niệu. Vì vậy, khi nồng độ Estrogen trong cơ thể nữ giới thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến chức năng bàng quang, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, dẫn đến rối loạn tiểu tiện và có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới. Cụ thể như sau:

    • Chu kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình hành kinh của nữ giới có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu và tần suất đi tiểu vào ban đêm. 
    • Mang thai: Trong quá trình mang thai, tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới cũng thường xảy ra, đặc biệt là trong tam cá nguyệt (Trimester – khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở) thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) và thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ). Nguyên nhân là do nội tiết tố HCG khiến máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn làm giảm dung tích chứa của bàng quang. 
    • Tiền mãn kinh hoặc mãn kinh: Sự giảm sút nội tiết tố Estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh khiến cho cơ bàng quang và niệu đạo dần yếu đi, đường tiết niệu dưới teo lại làm dẫn đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới. Kèm theo đó là các biểu hiện như kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Sinh đẻ nhiều: Các mô cơ bị giãn nở quá mức sau sinh đẻ nhiều, quá trình chuyển dạ, rặn đẻ,… có thể làm sàn chậu cũng như các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị suy yếu cho nên gây khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện.

 

Nội tiết thay đổi có thể khiến nữ giới mắc chứng tiểu nhiều, tiểu đêm

2.2. Bệnh lý phụ khoa

Nữ giới khi mắc một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể gặp tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở nữ. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh:

  • Viêm âm đạo: Đây là bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công âm đạo gây nhiễm trùng. Bên cạnh việc tiểu đêm nhiều lần, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như ngứa rát, sưng đỏ tại bộ phận sinh dục; nước tiểu có mùi hôi; tiểu buốt kèm ngứa âm đạo; kinh nguyệt có mùi hôi; ra dịch bất thường.
  • Sa tử cung (sa dạ con, sa sinh dục): Đây là bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ sinh nhiều lần liên tiếp gần nhau. Lúc này các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu đi (sa tạng chậu). Tử cung sa gây chèn ép lên bàng quang, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • U xơ tử cung: Đây là tình trạng khi những khối u cơ lành tính phát triển trong tử cung phụ nữ. Đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm nhiều ở nữ giới là một trong số các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u xơ tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng khi các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung (lạc chỗ). Nếu các tế bào nội mạc xuất hiện tại khu vực bàng quang có thể gây nên tình trạng tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu són, tiểu ra máu, đau trên xương mu hoặc vùng chậu ở nữ giới.

2.3. Bệnh lý đường tiết niệu

Ngoài những nguyên nhân đã kể, những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới, cụ thể:

  • Dị vật đường tiểu, sỏi thận: Các bệnh lý này sẽ gây kích thích bàng quang, do đó người bệnh sẽ có cảm giác mót tiểu, đi tiểu liên tục, tiểu đêm.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Cấu tạo niệu đạo nữ giới ngắn hơn nam giới nên dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, đôi khi bị sốt, ý thức lẫn lộn, đau khu vực hông lưng. 
  • Bệnh bàng quang: Tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm ở nữ cũng xảy ra khi phụ nữ mắc các bệnh bàng quang như bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang, tắc nghẽn bàng quang, ung thư bàng quang, thoát vị bàng quang.
  • Suy thận, bệnh thận mạn tính – hội chứng thận hư: Hội chứng thận hư gây tiểu đạm, điều này dẫn đến tình trạng lợi niệu thẩm thấu, viêm thận, suy thận với triệu chứng là tiểu nhiều, tiểu đêm. 

Các bệnh đường tiết niệu làm ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu, gây nên tình trạng tiểu đêm

2.4. Bệnh lý khác

Bên cạnh các vấn đề về thay đổi nội tiết tố, bệnh lý phụ khoa và bệnh ở đường tiết niệu gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới, một số bệnh lý sau đây cũng có thể gây ra tình trạng này:

  • Suy tim.
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh lý vùng chậu.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Bệnh lý thần kinh.

2.5. Tiểu đêm theo góc nhìn Đông y

Theo y học cổ truyền, tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới liên quan trực tiếp tới tạng thận – một trong năm tạng quan trọng của cơ thể. Thận có vai trò trong việc điều chỉnh và trao đổi lượng nước, đồng thời hỗ trợ nhiều chức năng thiết yếu khác của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Gốc của tiên thiên: Thận đóng vai trò tàng tinh; thúc đẩy quá trình phát dục, sinh trưởng, sinh đẻ và hóa sinh huyết dịch.
  • Chủ thủy: Thận có chức năng điều tiết và trao đổi thủy dịch trong cơ thể.
  • Chủ cốt tủy: Thận chịu trách nhiệm về răng và hệ thống xương.
  • Chủ nạp khí: Thận giúp hỗ trợ phổi điều tiết hít thở.
  • Vinh nhuận ra tóc: Thận giúp tóc trở nên bóng mượt và chắc khỏe.
  • Khai khiếu ra tai: Thận giúp tai nghe được rõ.
  • Chủ nhị âm: Thận giúp điều tiết đại tiểu tiện.
  • Quan hệ biểu lý với bàng quang: Thận và bàng quang cùng góp phần điều tiết và bài tiết nước.

 

Như vậy, Thận chủ thủy giúp điều tiết và trao đổi lượng nước bên trong cơ thể. Bên cạnh thận, hoạt động điều tiết nước tiểu còn có liên quan đến bàng quang. Do đó, khi thận và bàng quang bị suy yếu có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới. 

 

Người trẻ khỏe mạnh có âm dương cân bằng thường ít gặp tình trạng đi tiểu đêm. Ngược lại, người cao tuổi bị suy yếu thận khí dẫn tới chức năng thận và bàng quang suy giảm, gây tiểu đêm nhiều lần, đặc biệt là vào buổi đêm khi âm thịnh dương suy. 

 

Một số triệu chứng đi kèm với tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới theo Đông y có thể kể đến như:

  • Suy giảm khả năng sinh lý.
  • Đau lưng, mỏi gối, khó thở và cảm giác ù tai.
  • Rối loạn trong việc đi tiểu và đi đại tiện.
  • Chân tay lạnh, tóc khô và rụng, tóc bạc màu.

2.6. Yếu tố nguy cơ

Tiểu đêm nhiều ở nữ giới còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, trong đó có tác động từ thói quen sinh hoạt và sử dụng các chất kích thích. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng bao gồm:

    • Lối sống: Tiểu đêm nhiều ở nữ giới có thể do lượng dịch trong cơ thể mất cân bằng. Do đó, uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng chất kích thích hoặc ăn các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở nữ.
    • Lão hóa: Cơ thể lão hóa có nguy cơ gặp phải rối loạn bài tiết ADH, dẫn đến thận bị mất nước (lão hóa làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận),… dẫn đến tình trạng tiểu đêm. Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết tiểu đêm ở người già.
    • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng tăng khả năng lọc máu của thận hoặc kích thích hệ thần kinh, gây ra tình trạng đi tiểu đêm, như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc điều trị suy tim, và thuốc điều trị bệnh Parkinson.
  • Căng thẳng mệt mỏi.
  • Tắc nghẽn hô hấp.

3. Phương pháp điều trị tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới là vấn đề phổ biến, có thể gây nhiều ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần. Chính vì thế, các phương pháp điều trị tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều ở nữ giới là mối quan tâm của nhiều người. Cùng tìm hiểu các biện pháp điều trị theo Tây y, Đông y cũng như các biện pháp không dùng thuốc giúp cải thiện tình trạng này nhé.

3.1. Điều trị nguyên nhân bệnh lý theo Tây Y

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý cụ thể gây nên tình trạng  tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Vì vậy, việc đầu tiên mà bác sĩ làm đó là tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia thường hỏi một số câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn:

  • Tình trạng tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?
  • Phải thức dậy bao nhiêu lần mỗi đêm để đi tiểu?
  • Sau khi đi tiểu có cảm giác như thế nào?
  • Lượng nước tiểu có ít hơn trước đây không?
  • Có những dấu hiệu bất thường nào khác xuất hiện trên cơ thể không?
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày ra sao?
  • Bạn có đang sử dụng các loại thuốc nào không, đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tim mạch?
  • Bạn có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hoặc đái tháo đường hay không?

Sau đó, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp khác giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều ở nữ giới:

  • Xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT.
  • Nội soi.

 

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân gây tiểu đêm ở nữ giới, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dành cho từng người bệnh. Cụ thể:

 

Nội khoa: Thuốc Tây trị tiểu nhiều ở nữ giới được sử dụng rộng rãi do tác dụng nhanh, giúp làm giảm triệu chứng tức thời nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh là: nhóm thuốc Desmopressin, nhóm thuốc kháng Cholinergic, thuốc lợi tiểu Furosemid, thuốc chẹn Alpha 1, nhóm thuốc kháng Androgen, nhóm thuốc Antimuscarinic,…

 

Ngoại khoa: Nếu người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp như điều trị nội khoa, dùng thuốc, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống,… nhưng không thấy cải thiện thì có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật giúp loại bỏ khối u bàng quang bị phì đại gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới. 

3.2. Điều trị tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ do thận yếu theo Đông Y

Theo Đông Y, chứng tiểu nhiều, tiểu đêm ở nữ giới chủ yếu là do suy giảm chức năng tạng thận và bàng quang gây ra. Đây là 2 cơ quan đảm nhận chức năng bài tiết của cơ thể. Vì vậy để điều trị tình trạng tiểu đêm nhiều lần cần chú trọng ôn thận bổ dương, bồi bổ khí huyết, làm ấm bàng quang. Trong đó, những loại thảo dược thiên nhiên có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh là: Đỗ trọng, Phá cổ chỉ, Cẩu tích, Sơn thù, Ngũ gia bì, Câu kỷ tử, Sâm cau, Ích trí nhân, Ba kích, Kim tiền thảo,… 

 

Một số bài thuốc Đông Y thường được sử dụng trong điều trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới mà bạn có thể tham khảo gồm:

 

Thận khí hoàn bổ thận dương chữa đau lưng mỏi gối, tiểu nhiều lần. 

  • Thành phần: Can địa hoàng 8g, Sơn dược 4g, Trạch tả 4g, Sơn thù du 4g, Phục linh 3g, Mẫu đơn bì 3g, Hắc phụ tử 1g, Quế chi 1g.
  • Cách dùng: Trừ Can địa hoàng, các vị thuốc còn lại mang sao giòn tán mạt. Can địa hoàng mang đi chưng nghiền tinh. Trộn đều tất cả với bột thuốc mật hoàn viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g với nước muối nhạt hoặc rượu.

Ích trí hoàn Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu.

  • Thành phần: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần (có liều lượng bằng nhau).
  • Cách dùng: Tán thành bột, làm hoàn. Mỗi ngày uống từ 12 – 16g trong lúc bụng đói.

Phương pháp điều trị chứng tiểu đêm nhiều ở nữ giới theo Đông y

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị nên dùng thuốc đúng thể bệnh; Chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc; Không sử dụng thuốc Đông y liên tục trong thời gian dài hay sử dụng quá liều mà cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

 

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài thuốc Đông Y chữa thận yếu tại đây.

3.3. Giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới tại nhà

Bên cạnh sử dụng các biện pháp điều trị theo Tây Y và Đông Y, bạn cũng có thể kết hợp các liệu pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống và thực hiện các bài tập hỗ trợ. Sau đây là một số biện pháp không dùng thuốc giúp giảm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Dùng thuốc sớm hơn trong ngày: Trong trường hợp tiểu đêm do thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách khắc phục hoặc điều chỉnh thời gian uống thuốc cho phù hợp giúp hạn chế đi tiểu vào ban đêm.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin, chất xơ; đồng thời kiêng những đồ ăn như trà, đồ uống có ga, rượu bia, các thức uống chứa caffeine và hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ngọt hoặc nhiều muối; 
  • Thay đổi thói quen: Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày và không uống quá nhiều trước lúc đi ngủ, Thêm vào đó, bạn cần tập thói quen đi tiểu theo lịch trình, đúng khung giờ nhất định. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Tâm lý lo lắng, căng thẳng thường gây mất ngủ, ngủ chập chờn. 
  • Thực hiện những bài mẹo giảm tình trạng tiểu đêm: Khi đi ngủ, bạn nên kê cao chân lên để ngăn tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm các mẹo tại bài viết “Mẹo làm giảm tình trạng tiểu đêm”.
  • Tập bài tập Kegels để củng cố các cơ vùng chậu, giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang. Siết chặt các cơ để ngừng tiểu, giữ trong 5-10 giây, sau đó thả lỏng trong 10 giây và lặp lại 10 lần. Hãy duy trì bài tập này 3 lần mỗi ngày.

4. Phòng ngừa tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nữ giới

Theo Đông y, để phòng tránh chứng thận yếu và giúp thận luôn duy trì được sự khỏe mạnh, bạn cần thực hiện đầy đủ và toàn diện 4 biện pháp là: bế tinh, cường thần, dưỡng huyết, luyện hình. Đây cũng là lời khuyên về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới mà bạn có thể áp dụng:

  • Chế độ dinh dưỡng (Dưỡng khí): Xây dựng chế độ ăn uống với đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách đầy đủ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và phòng tránh tình trạng tiểu đêm ở nữ,…
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, thiết lập một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, duy trì ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày, mỗi buổi trưa nên nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút để cơ thể thư giãn hơn, hạn chế nguy cơ tiểu nhiều ở nữ giới do stress,…
  • Bế tinh: Để tránh hao tổn nguyên khí của thận, bạn nên chú ý duy trì đời sống tình dục lành mạnh, hợp lý và quan hệ tình dục an toàn cũng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Thăm khám định kỳ: Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện để điều trị và kiểm soát được bệnh.
  • Tiểu đêm do vấn đề thận yếu: Việc bồi bổ thận để tránh tình trạng nước tiểu đổi màu giúp đảm bảo thận khỏe mạnh.
  • Phương pháp bổ thận: Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp bổ thận, tăng cường sức khỏe của thận. Sản phẩm Bổ Thận Bình Đông giúp bổ thận, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiểu đêm nhiều ở nữ giới, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai do thận kém nhờ sự kết hợp giữa các nguyên liệu thảo dược như Độc Hoạt, Đỗ Trọng, Phá Cố Chỉ, Ngưu Tất, Cẩu Tích, Thỏ Ty Tử, Thục Địa, Đương Quy.

5. Tổng kết

Tình trạng tiểu đêm nhiều ở nữ giới có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Tình trạng này kéo dài là cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không nên lơ là. Lúc này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm. 

 

Bên cạnh việc điều trị chứng tiểu nhiều, tiểu đêm ở nữ giới theo các phương pháp được bác sĩ chỉ định, bạn cần chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để gia tăng sức đề kháng và cải thiện chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 

 

Bổ Thận Bình Đông của Dược Bình Đông, với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên gồm Phá Cổ Chỉ, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Độc hoạt, Cẩu Tích, Đương quy và Thục địa, có tác dụng bổ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát do thận kém.

Bổ Thận Bình Đông – Giải pháp giúp nữ giới cải thiện chứng tiểu đêm, tiểu nhiều do thận yếu

 

Dược Bình Đông với hành trình hơn 70 năm mang những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng đến tay khách hàng. Chúng tôi đã và đang khẳng định vị thế vững chắc tại thị trường Việt Nam cũng như quốc tế, tự hào trở thành lựa chọn được khách hàng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm. 

 

Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin liên quan đến sản phẩm Bổ Thận Bình Đông, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với Dược Bình Đông qua số Hotline 028 39 808 808!

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Nguyễn Triệu Phước Sang Demo
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart